NÔNG NGHIỆP

Bắt đầu từ năm 2015 Tập Đoàn Gia Định triển khai Mô hình TRỒNG CAO SU LẤY GỖ VÀ MỦ TẠI HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG VỚI DIỆN TÍCH 115 HA nhằm đa dạng hóa sản phẩm có giá trị trên đất trồng cao su. Nâng cao hiệu suất sử dụng đất và hiệu quả kinh doanh, nâng cao tính bền vững và gia tăng lợi thế cạnh tranh của cây cao su với các loại cây trồng trong mảng Nông Nghiệp. Ổn định nguồn cung cấp gỗ cao su nguyên liệu rải vụ theo năm hoặc theo tháng cho ngành chế biến gỗ mà không phải đợi đến khi vườn cây thanh lý.
Trên cơ sở tối ưu hóa hiệu quả sử dụng đất theo cấp phân hạng đất và điều kiện khí hậu môi trường cụ thể của từng vùng/tiểu vùng trồng cao su trong cả nước, Tập Đoàn Gia Định đã vận dụng linh hoạt phương pháp thiết kế vườn cây và yếu tố giống để đạt mục tiêu vườn cây cao su vẫn đạt năng suất – sản lượng tương đương vườn trồng theo quy trình hiện hành.


Từ năm 2023 đến 2025 và Tầm nhìn đến 2050 Tập Đoàn Gia Định triển khai mô hình NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO, LẠNG SƠN VỚI DIỆN TÍCH 15 HA là một nền nông nghiệp được ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất, còn gọi là công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững

LỢI ÍCH CỦA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐÃ MANG LẠI NHIỀU LỢI ÍCH TO LỚN:

  • Làm tăng sản lượng sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng được nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của xã hội, trong đó có cả những người thu nhập thấp, nhờ tạo ra được khối lượng sản phẩm lớn với giá bán rẻ hơn.
  • Tạo số lượng hàng hóa lớn với chất lượng cao, đồng đều. Từ đó, có thể tham gia chuỗi giá trị và thương mại toàn cầu nhờ đáp ứng được yêu cầu về nguồn cung ứng cũng như chất lượng sản phẩm theo tiêu chí của thị trường và có thể truy xuất được nguồn gốc.
  • Mang lại thu nhập lớn cho doanh nghiệp nhờ tạo ra được năng suất sản phẩm lớn nhất trên mỗi đơn vị tài nguyên sử dụng với giá thành thấp nhất nhờ quy mô sản xuất lớn và áp dụng các công nghệ sản xuất có hiệu quả cao.
  • Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho địa phương và quốc gia khi doanh thu từ sản xuất tăng lên, đóng thuế từ doanh nghiệp tăng và đồng thời hình thành mới các dịch vụ hỗ trợ.
  • Tạo thêm công ăn việc làm cho một số bộ phận dân cư và cơ hội khởi nghiệp cho doanh nghiệp địa phương trên cơ sở hình thành các thị trường sản phẩm có giá trị gia tăng mới.
  • Tạo giá trị gia tăng cho một số sản phẩm địa phương (kể cả phụ phẩm nông nghiệp), hình thành các sản phẩm hàng hóa đặc sản chủ lực của quốc gia, vùng và địa phương (mỗi làng một sản phẩm).